TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM

Đăng lại từ http://vietnamnet.vn
'Cho em ôm cô nhé!'

Một buổi sáng, như thường lệ, tôi bước vào lớp. Chưa kịp chào học trò thì cậu học sinh tên Quân tiến nhanh đến chỗ tôi. Cả lớp vỗ tay tán thưởng.
Tôi chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra thì Quân đã nói to: “Thưa cô! Cho em ôm cô một cái”, tiếng vỗ tay lại càng to hơn…
Dù hơi bất ngờ nhưng tôi đã đoán được hành động của Quân là vì cá cược với cả lớp.
Tôi trả lời ngay: “Được thôi! Nếu em muốn ôm cô vì tình cảm cô trò thì cô rất sẵn lòng. Nhưng nếu chỉ vì cá cược với lớp thì em sẽ “mất” nhiều hơn “được” đấy. Hãy suy nghĩ cho cẩn thận”.
Thời gian cứ thế trôi đi, nhiều thế hệ học trò tôi dạy đã lần lượt ra trường.
Bỗng một hôm tôi nhận được một cuộc điện thoại, tôi vừa nhấc máy thì đầu dây bên kia đã nói ngay: “Chào cô, em là Quân nè, cô còn nhớ em không?”
Thì ra, bây giờ cậu đã là sinh viên năm thứ 3 của một trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trước khi kết thúc cuộc nói chuyện, tôi nhắc với Quân: “Khi nào có dịp đến thăm cô thì nhớ ôm cô một cái nhé”.
Quân vui vẻ: “Chắc chắn rồi, em sẽ ôm cô bằng tình cảm cô trò”.

Nhiều lúc nghĩ lại, nếu ngày đó tôi không xử sự như vậy mà lên án những trò nghịch ngợm của học trò là hành động vô lễ thì có lẽ, tiết học đó đã trở nên nặng nề và chắc chắn tôi cũng chẳng nhận được những cuộc điện thoại với lời hỏi thăm chân tình từ Quân.
Bây giờ, đã hơn 10 năm đi dạy, cho dù có đôi lúc áp lực của nghề làm tôi cảm thấy mệt mỏi, chán nản… nhưng nhờ những kỉ niệm vui, những tình cảm mà các thế hệ học trò đã dành cho, tôi thêm yêu nghề hơn.
  • Ngọc Hồng (Gia Lai)
'Thầy tặng em 20.000 đồng...'
Tôi bối rối, vì chưa bao giờ gặp tình huống như thế. Không xử thì không được vì em học sinh rất bức xúc và lại trình bày trước lớp. Còn nếu xử thì sẽ mất thời gian, cháy giáo án và chưa hẳn tìm ra được em lấy cắp.
Năm đầu tiên dạy học, trong giờ Giáo dục Công dân, có 1 em hoc sinh đứng dậy:
- Thưa thầy, em bị mất 20.000 đồng.
- Em xem lại có để quên ở đâu không?
- Dạ thưa thầy, em bị mất lần này là lần thứ ba. Lần một là 20.000 đồng, lần hai là 10.000 đồng và bây giờ là 200.000 đồng. Giờ ra chơi, em còn ký tên vào tờ tiền 20.000 đồng để làm dấu. Vậy mà bạn cũng lấy của em.
Thật sự lúc đó, tôi bối rối, vì chưa bao giờ gặp tình huống như thế. Không xử thì không được vì em học sinh rất bức xúc và lại trình bày trước lớp. Còn nếu xử thì sẽ mất thời gian, cháy giáo án và chưa hẳn tìm ra được em lấy cắp.
Tôi đã nói trước lớp:
Bạn nào lỡ lấy của bạn mình thì cuối giờ gặp riêng thầy và trả lại cho bạn, thầy sẽ giấu tên em. Nếu em cần thì thầy sẽ tặng cho em 20.000 đồng khác.Còn em không nói thì thật sự thầy không biết em là ai nhưng bản thân em biết và người ta sẽ đánh giá là cha mẹ giáo dục mình không tốt. Chỉ có 20.000 đồng mà làm ảnh hưởng đến cha mẹ thì thật là tội lỗi.
Rồi tôi lại tiếp tục bài giảng.
Ngày hôm sau, tôi gặp em bị mất tiền và nói:
- Bị mất tiền rồi, sao em không cảnh giác, lại để mất đến 3 lần?
- Dạ thưa thầy, bạn ấy đã trả lại em 20.000 đồng rồi ạ.
Biết được tên của học trò lấy tiền của bạn, tôi gặp riêng em:
- Như đã hứa, thầy tặng lại em 20.000 đồng.
- Thưa thầy em không có lấy, chỉ lượm được thôi.
- Thầy gặp riêng là đã tôn trọng em, sao em không nhận lỗi? Còn 2 lần trước sao em không trả cho bạn, hay là em đã xài hết rồi? Thầy sẽ cho để em trả lại cho bạn.
- Dạ, em xin lỗi, em không nhận tiền của thầy. Em sẽ nhịn tiền quà sáng để trả lại cho bạn.
Và tuần sau, tôi gặp lại em bị mất cắp, em ấy cho biết là bạn đã trả lại đủ 3 lần.
Từ đó, tôi rút ra cho bản thân mình bài học quý giá: Hãy dùng tình thương giáo dục, cảm hóa học sinh.



    • Trần Tuấn Anh (giáo viên Giáo dục công dân, Trường THCS Bạch Đằng, quận 3, TP.HCM)


'Cô đi ra cho hai bạn hôn nhau...'

 
Nhìn cô cậu học trò quấn quít trong lớp, trong khi cả lớp thì đứng ngoài như người canh gác, cô Nhung lẳng lặng đi ra… Câu chuyện về ứng xử sư phạm do cô giáo Lê Thị Năm, Trường THPT Hồng Bàng - Hà Nội kể lại từ một lần đi thực tập ở một trường cấp 3 khiến học trò tâm phục, khẩu phục.

Khi trò... thèm hôn

honnhau.jpg
Những hình ảnh như thế này đã trở thành "chuyện thường ngày" với HS và còn được các em trêu chọc nhau quay clip phát tán lên mạng.
Tiết học thứ 2 của buổi sáng hôm ấy, cô giáo Nhung đến lớp sớm hơn một chút nhưng ở lớp lại xẩy ra một hiện tượng lạ. Cửa sổ lẫn cửa chính đều được khép kín.
Học sinh lớp cô dạy đều đứng ngồi ngoài hành lang, các em đang bàn tán chuyện gì đó, mấy đứa túm tụm lại cửa sổ kính ngó vào trong. Nhưng khi cô lại gần thì lại im lặng, chỉ có đôi ba tiếng thì thầm nho nhỏ.
Cô Nhung bước vào cửa lớp, cất tiếng hỏi: “Sao lớp mình lại đứng ở ngoài cả thế này?”.
Cả lớp không một tiếng trả lời. Một bạn nam cất tiếng nhưng giữa chừng lại đứt quãng: “Thưa cô, bạn Tuấn và bạn Hiền đang...!”
Cô giáo giật mình, mở cửa lớp. Vừa vào được mấy bước, cô sững người trước cảnh tượng dang diễn ra trước mắt: Tuấn và Hiền đang ôm siết lấy nhau và hôn nhau đắm đuối.
Sau vài giây trấn tĩnh, cô Nhung nhanh chóng bước ra khỏi lớp và nhẹ nhàng khép cửa, trả lại không gian yên tĩnh cho hai cô cậu…hôn nhau tiếp. Cô về phòng giáo viên ngồi đợi.
Mười phút sau, Tuấn và Hiền cùng dắt nhau lên phòng giáo viên và nói lời xin lỗi cô. Thì ra, hai cô cậu yêu nhau và cả lớp biết. Buổi sáng hôm đó, tự nhiên Tuấn …muốn hôn, bất đắc dĩ cả lớp phải tạo điều kiện cho hai cô cậu có không gian riêng.
Sau khi nghe hai học trò thú tội, cô Nhung phân tích: Hai bạn làm việc đó trước con mắt cả lớp sẽ gây khó chịu cho không ít bạn. Hơn nữa, cũng làm hỏng đi hình ảnh đẹp, vì cả hai đều là học sinh khá của lớp. Dù các bạn yêu nhau nhưng lớp học vẫn là không gian chung của mọi người.
Đó là chưa kể, nếu không phải là cô mà là thấy giám thị bắt được thì mọi chuyện sẽ ầm ĩ đến thế nào. Lúc đó, mọi người trong trường sẽ nghĩ về hai em ra sao?
Nghe cô nói, Tuấn và Hiền đều im lặng lắng nghe. Cả hai xúc động nắm lấy tay cô nói lời cảm ơn vì cô đã chê trách rất đúng, nhưng lại cứu hai bạn một tình huống “nguy hiểm”. Cô cậu cũng không quên hứa sẽ không bao giờ để những việc tương tự như thế này xảy ra một lần nữa.
Khi được hỏi, vì sao cô không tức giận, cô Nhung chia sẻ: Cô không lạ những đôi học trò yêu nhau ở lớp. Nếu phê phán chúng, chúng sẽ chống lại và cố gắng chứng tỏ tình yêu của mình. Lúc đó, thú thực là cô rất sốc, nhưng may mắn đã bình tĩnh lại.
Cô chỉ đứng đó với thời gian vừa đủ để một trong hai cô cậu nghe thấy tiếng động và nhìn thấy cô. Phải để các em nhìn thấy cô đã chứng kiến, mình mới có cơ hội để trao đổi.
Từ sau câu chuyện đó, Tuấn và Hiền đã biết chừng mực trong việc thể hiện tình yêu và cũng không quên chăm chỉ học hành, giữ đúng lời hứa với cô giáo.
"Không được đâu sói à"
Cô Lê Thị Năm mới ra trường chưa đầy năm. Những tình huống nho nhỏ rất thường gặp trong sư phạm cũng có thể khiến một giáo viên bực tức và làm cho buổi học trở nên căng thẳng. Vì thế, cô Năm thường xử lý chúng bằng tiếng cười.
Nhìn học trò liến thoắng nói chuyện trong giờ, cô Năm nhắc nhở: “Này Hùng, em nói chuyện nhiều quá rồi đấy! Em trật tự để cô giảng bài được không?”
Cậu học trò nghịch ngợm bướng bỉnh tặng ngay một câu cửa miệng của giới teen:“Không được đâu sói* à! Em quen rồi mà!”
Cả lớp cười ầm. Ngay lập tức, cô mời Hùng: “Em lên bàn đầu ngồi!”. Hùng miễn cưỡng lên đó nhưng mất “cạ cứng” buôn chuyện nên cứ nhấp nhổm không yên, van xin cô giáo: “Cô cho em xuống bàn dưới ngồi đi cô. Em không quen ngồi đây tí nào cả.”
Cô Năm tươi cười phản công: “Không được đâu sói à!”. Cả lớp và Hùng đều cười nghiêng ngả và sau đó ngoan ngoãn vào bài học.
Một lần khác, nhìn cậu học trò hay ngủ gật tên Hưng đang say sưa giấc nồng giữa tiết học, còn cả lớp ồn ào như ái chợ vỡ, cô Năm gõ thước lên bảng nói lớn: “ Cả lớp mình trật tư cho bạn Hưng còn ngủ chứ!”
Lớp cười rầm rầm. Cậu học trò tên Hưng dụi mắt ngượng ngùng và tỉnh giấc. Không khí lớp học vui vẻ và thoải mái vì cô biết đùa.

Nguyễn Hường

---------------------
Chùm dây thun và bài học nhớ đời giữa sân trường

- Giờ thì đã là một sinh viên đại học, khôn lớn lên rất nhiều, học được rất nhiều, nhưng có những bài học từ thuở bé, tôi không bao giờ quên.



Đó là lúc tôi còn học lớp hai. Trong lớp có một cậu bạn mà mẹ cậu ấy cũng dạy ngôi trường tiểu học đó.

Cậu ta ngồi ngay trên tôi. Cậu ấy có một chùm dây thun tết con rết rất to. Con nít mà.. cứ suốt ngày nâng niu và khoe khoang với chúng tôi về cái chùm dây thun ấy.

Một hôm, cô bạn gái ngồi cạnh tôi mới nảy ra ý định giấu cái chùm dây thun ấy đi chọc cậu ta.

Nhưng lại bảo: “Mày lấy đi để tao giấu cho”.

Với sự ngây thơ ngày ấy, tôi đã lục cặp cậu ta và chẳng suy nghĩ gì nhiều…

Nhưng tôi không thấy chùm dây đâu cả: “Chắc nó quên đem rồi!”.

Thế là kế hoạch chọc ghẹo bị thất bại. Nhưng chuyện không dừng lại ở đó.

Khi cậu ấy vào tìm thì không thấy chùm dây đâu. Cô bạn gái nói mình đã lục cặp cậu ta nhưng không thấy.

Cậu ta mặc định nguyên nhân mất tích của cái chùm dây thun là tôi và chạy đi báo với mẹ.

Bất ngờ lắm.

Khi tan trường, cô giáo đó đã gặp tôi ngay tại giữa sân. “Con không lấy chùm dây thun của bạn!” tôi đã cố gắng giải thích nhưng… không thành công.

Thế là, cô giáo đó lấy cặp tôi... lục soát và… cảnh tượng xảy ra ngay giữa sân trường.

Thế là, sân trường tập trung đông nghẹt, cứ như là học sinh cả trường đang bao quanh lấy cô ấy và tôi.

Tất cả mọi ánh mắt đổ dồn về tôi, cứ như là một tội đồ.

Cái cảnh ấy, cho đến bây giờ, vẫn rõ mồn một trong tôi như mới xảy ra ngày hôm qua vậy.

Xong rồi, cô ấy còn hỏi: “Có bỏ chỗ nào khác không?”. Lúc đó, tôi không biết làm gì, không biết nói gì hết…Và cô ấy chở con về.

Hôm sau, cậu ta lại đem theo chùm dây thun đi học…

Bố là một người gia trưởng và nghiêm khắc. Hôm ấy, đi đón tôi, nhìn thấy cảnh tượng ấy bố đã hiểu lầm nên đã phóng xe thẳng về nhà và không chở tôi về nữa.

Cô chủ nhiệm đi ra. Thấy bố tôi bỏ về, nên đạp xe chở tôi. Trên đường, cô đã nói: “Đôi lúc, con đừng nên để ý nhiều tới những gì người khác làm, người khác nói. Nó chỉ làm con thêm nặng đầu thôi, mình không hổ thẹn với mình là tốt rồi!”

Tôi nhớ câu nói đó. Nhưng sau này, tôi mới thực sự hiểu nó..

Tôi đã rất xấu hổ nhưng bây giờ thì tôi nghĩ khác. Chính cái cách hành xử của cô giáo kia đã đánh giá cô ấy rồi!
Hoàng Vũ (TP.HCM)

 
 

'Con tôi tránh xa vẫn không yên với bạn hư...'


- Sau những lần con gái bị doạ đánh, anh Quang Anh (ở quận Thanh Xuân - Hà Nội) đành bảo con tránh xa để giữ “khoảng cách an toàn”.

Tránh xa cũng không yên thân
Ảnh chụp từ clip nữ sinh Cẩm Phả bị lột áo, cắt tóc


Anh Quang Anh từng chứng kiến gia đình láng giềng đau lòng vì đứa con gái được cho là ngỗ ngược, không coi ai ra gì. Con gái anh học chung lớp thường kể với bố những vụ bỏ học đi chơi, yêu đương, đánh nhau của cô bạn.

Anh thấy mình có trách nhiệm báo cho hàng xóm biết. Vậy là, con gái anh ngay lập tức bị liệt vào “danh sách đen” của "cô láng giềng".

Sau những lần bị doạ đánh, anh đành bảo con gái tránh xa.

Nhưng anh vẫn lo lắng: "Dù con học ở một ngôi trường có nề nếp khá tốt, nhưng những mối quan hệ bên ngoài xã hội có thể từ trên trời rơi xuống vẫn khiến mình lo lắng không yên".

Mỗi lần, cập nhật trên báo những thông tin tệ nạn của giới trẻ, anh đều phải dành thời gian giảng giải, dặn dò con cẩn thận. Anh còn cắt cử con trai thường xuyên quan tâm, đưa đón em gái mỗi khi cô bé đi đâu vào buổi tối hay đơn giản là những buổi học trên trường.

Anh nói: "Xã hội bây giờ phức tạp quá, có quá nhiều thứ có thể chạm đến con gái mình khi nó đang tuổi lớn mà anh không thể lường hết được. Học sinh nữ ngày càng có những lối ứng xử khiến phụ huynh cũng cảm thấy khiếp sợ".

TIN LIÊN QUAN
Hồ sơ bạo lưc học đường
Khởi tố vụ án nữ sinh bị lột áo, cắt tóc
Hỏi chuyện nhà trường có nữ sinh bị lột áo
Nữ sinh và nỗi lo bị đánh bất cứ lúc nào
Vụ nữ sinh "lột áo" ngày càng phức tạp


Nhưng với chị Hoàng Lan ở quận Hoàn Kiếm, chừng bấy nhiêu biện pháp đó vẫn chưa yên tâm. Con gái chị đang độ tuổi mới lớn. Với chị, con mình rất ngoan nhưng cũng bị ban bè dọa đánh vì bị nghi mách cô chuyện các bạn khác hư.


Xem các thông tin "học trò đánh nhau" và đau lòng khi nhìn thấy những hình ảnh những học sinh bị đánh, chị hoang mang:

"Ai có con cái như tôi chắc không thể yên tâm khi mà, đang cố gắng từng ngày giáo dục con khiêm tốn với mọi người và tìm cách giúp các bạn hư trở thành người tốt như thời chúng tôi còn học phổ thông, thì lại bị đe dọa".

Nhưng điều buồn hơn là cha mẹ và thầy cô đều không biết. Chị rất lo sợ, nhưng chưa tìm ra biện pháp gì phù hợp để giải quyết trường hợp của con mình "khi mà xã hội cũng chưa có biện pháp gì đảm bảo an toàn cho các con lúc đi học".

Điều chị lo nhất bây giờ là làm thế nào để con đi học không bị đánh, gia đình thầy cô đều biết được thực tại đạo đức của các trò hư. Nhưng "phải rất tế nhị nếu chỉ cần các em đó biết được thì con mình bị đánh ngay".

"Tôi thấy buồn, vì được sống và làm việc nhưng lại bất lực trước một thực tế đang tồn tại và diễn ra nhiều điều phức tạp là làm cha mẹ mà không tự bảo vệ được cho con".

Cho con vào...quân đội

Chiều 29/10, chúng tôi gặp chị Hoàng Lê Mận chờ trước cổng Trường tiểu học Tân Mai đón con gái mới học lớp 3. Hỏi về điều lo lắng nhất bây giờ, chị bộc bạch: “Lo thế nào để con gái nhỏ khi lớn lên, sẽ không phải bỏ học giữa chừng như anh nó.”

TIN LIÊN QUAN
TS tâm lý Nguyễn Kim Qúy: "Người lớn cũng sống gấp, sao dạy trẻ con?"
Nhà văn Võ Thị Hảo: "Người lớn vậy, trẻ ngại gì không tuyển tình một đêm"
Nhà báo, đại tá Nguyễn Quang Vinh: "Không có đứa trẻ nào hư hỏng"
Nhà nghiên cứu giáo dục Quang Dương: "Bổ đề cơ bản cho nền giáo dục yếu chữ "Nhân"
Luật sư Nguyễn Văn Tú: "Đuổi học HS đánh nhau là rơi vào bẫy.."

Thì ra, kinh nghiệm về đứa con trai phải cho đi lính khi chưa học hết lớp 11 khiến chị lo lắng từng ngày theo sự lớn khôn của cô con gái.


Đều là những người làm buôn bán nhỏ, gia đình thu nhập khá nhưng rất khao khát con trai sau này bước vào xã hội là người có tri thức, có trí tuệ nên anh chị luôn nhắc nhở con học hành.

Bố mẹ quan tâm, tạo mọi điều kiện, nhưng cậu con trai anh chị vẫn cứ trượt dốc mặc cho bao nhiêu nước mắt mẹ chảy, bao nhiêu lời bố khuyên răn hay họ hàng động viên.

Con trai anh chị về nhà khá ngoan, không phải lúc nào cũng ngang ngược. Nhưng không hiểu sao, cứ bước chân ra khỏi nhà, bạn bè lại mời được nó vào quán chơi điện tử đến quên giờ học, quên giờ về. Cất công tìm cả gia sư giỏi chỉ được hơn một tháng, thầy tại gia cũng phải đến gửi lại tiền công với lời xin lỗi "rút lui" vì con chị bảo: "Em chán học! Hổng kiến thức".

Chồng chị đã phải bỏ cả công việc để đi tìm con. Chị nói, con trai mình rất thương em, lễ phép với bố mẹ và người lớn trong nhà. Nhưng khi bị lôi kéo, cùng nhóm, cùng hội, nó không thể không dính líu đến. Cứ thế, trượt dài...Vì nó, nhiều lần chị khóc. Bố bất lực cầm cây roi đánh con mà nước mắt lưng tròng.

Buôn bán cả ngày, chị Mận không có thời gian vào mạng, không biết Youtube là cái gì và mấy ngày nay, chị cũng không rành chuyện đang sôi sục trên mạng là học trò đánh nhau lột đồ, cởi áo.

Ở trên các diễn đàn mạng, bức xúc trước cảnh "làm nhục nhau thản nhiên của những học sinh, và lo sợ "rồi một ngày con mình cũng bị ảnh hưởng", anh Trần Đông ở Đà Nẵng thậm chí còn đề xuất Nhà nước nên có một bộ luật riêng để để xử phạt dành cho những thanh thiếu niên ở lứa tuổi này. "Việc răn đe các em nên để dành cho cơ quan công an thì hay hơn, áp dụng cách hỏi cung tội phạm mà xử thì mấy em này mới sợ được" - anh viết.

Có phụ huynh còn đề nghị "lập trường học riêng cho những đối tượng HS này, và kỷ luật áp dụng như kỷ luật quân đội.

Còn nhà chị Mận, với cậu con trai "ở nhà rất ngoan nhưng ra đường là lêu lổng", dùng mọi giải pháp vẫn không "cứu" được, gia đình chị đã viện tới cách duy nhất: gửi con đi lính. Bây giờ, con vào quân ngũ đã được gần hai năm. Nỗi lo khi con xuất ngũ sẽ làm gì, sẽ như thế nào vẫn còn là một bài toán làm bố mẹ đau đầu. Còn với cô con gái mới chỉ học lớp 3, anh chị thấy còn "bội phần lo lắng" vì không thể áp dụng chiêu "đi lính" như anh trai.

"Chúng nó lành lắm!"

Khác với không gian mạng bức xúc, ồn ào suốt mấy ngày qua về vụ việc nữ sinh đánh nhau, lột áo, cắt tóc bạn ở Quảng Ninh, có một số phụ huynh con đang học cấp 3 tỏ ra khá hờ hững với câu chuyện bạo lực này. Cô Hằng (Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) có con gái mới bước vào lớp 10 Trường THPT Kim Liên yên tâm: “Chuyện đánh nhau ở đâu chứ riêng trường mình cô học, điểm đầu vào của học sinh khá cao nên các cháu cũng ngoan lắm. Mình chưa thấy có dấu hiệu gì cho thấy các cháu hư hỏng. Các con của bạn bè cũng vậy! Chúng nó lành lắm.”

Con gái anh Đức (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đang học lớp 10 tại trường. Những gì cô bé thể hiện ở nhà, ở trường, khiến anh rất yên tâm rằng con mình không bao giờ có thể “dính” vào những phần tử gây náo loạn học đường.

Trong mắt nhiều phụ huynh, con cái học cấp 3 vẫn còn rất nhỏ và chưa biết gì về chuyện ăn chơi, đua đòi hay yêu đương. Bố mẹ vẫn thấy con “tồ” lắm. Vì vậy, làm sao có thể gây chiến với đứa trẻ hay bị lôi vào những cuộc ẩu đả dã man.



Nguyễn Hường
-----------------


Tường trình 'bạo lực học đường'

,
- Dù chưa có số liệu thống kê chính xác, nhưng cảm nhận nhiều người như một "tần suất các đoạn clip nữ sinh đánh nhau" ngày càng nhiều. Đó là biểu hiệu xuống cấp trong đạo đức của một bộ phận giới trẻ hay người lớn mải tậu xe hơi, biệt thự?; Các trường học mải "chạy" theo bệnh thành tích mà xao nhãng giáo dục nhân cách?
’Con tôi tránh xa vẫn không yên thân với bạn hư...’

Bởi chỉ cần vào google gõ "bạo lực học đường" chỉ 0,27 giây cho kết quả khoảng 2.160.000 đường dẫn bài phản ánh. Học gõ từ khóa “nữ sinh đánh nhau” trên YouTube, có thể tìm thấy nhiều đoạn clip nữ sinh đánh nhau mà mức độ tàn nhẫn khiến ai cũng rợn người.

Vô cảm và đậm chất bạo lực
Ảnh chụp từ clip nữ sinh Cẩm Phả bị lột áo, cắt tóc


Từ năm 2008, các clip nữ sinh đánh nhau được tải lên mạng bắt đầu xuất hiện. Đầu năm học 2009-2010, Bộ GD-ĐT đưa con số thống kê của cả nước có đến gần 1.600 vụ học sinh (HS) đánh nhau ở trong và ngoài trường học.


Gần đây, các clip HS đánh nhau được tung lên mạng ngày càng nhiều. Số lượng cụ thể khó liệt kê hết bởi nó trải dài từ các tỉnh miền núi (Lào Cai, Yên Bái) đến đồng bằng (Quảng Ninh, Phú Thọ, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh), rồi vào các tỉnh phía Nam.

Dù các nhà trường đã có những biện pháp xử lý kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm) nhưng đều vô hiệu?

TIN LIÊN QUAN
TS tâm lý Nguyễn Kim Qúy: "Người lớn cũng sống gấp, sao dạy trẻ con?"
Nhà văn Võ Thị Hảo: "Người lớn vậy, trẻ ngại gì không tuyển tình một đêm"
Nhà báo, đại tá Nguyễn Quang Vinh: "Không có đứa trẻ nào hư hỏng"
Nhà nghiên cứu giáo dục Quang Dương: "Bổ đề cơ bản cho nền giáo dục yếu chữ "Nhân"
Luật sư Nguyễn Văn Tú: "Đuổi học HS đánh nhau là rơi vào bẫy.."

Chỉ trong hơn một tháng trở lại đây, đã xảy ra ít nhất ba đoạn clip quay cảnh các nữ sinh tụ tập đánh nhau được đưa lên mạng. Nguyên nhân đánh nhau của cả ba đoạn clip đều xuất phát từ những mâu thuẫn cá nhân như chuyện tình cảm, va chạm nhỏ trong lớp, hoặc hiểu nhầm qua lời nói.


Đoạn clip nữ sinh đánh nhau của nhóm nữ sinh Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đưa lên mạng vào chiều tối 23/10 khiến người xem phẫn nộ. Gần 4 phút clip toát lên lối hành xử vô nhân và dã man của một bộ phận giới trẻ.

Không chỉ ở clip này mà nhiều đoạn clip nữ sinh đánh nhau khác đều có sự xuất hiện của các nam sinh. Nhưng họ chỉ đứng xem và còn buông ra vô số lời tục tĩu, thậm chí kích động để...hoàn thành clip.

Trước đó, các phụ huynh, HS Hà Nội xôn xao với clip một nữ sinh Trường THPT Trần Nhân Tông bị các bạn đánh hội đồng tại vườn hoa. Đứng, ngồi xem nhóm bạn đánh hội đồng một nữ sinh có cả các bạn nam. Họ ngồi như đang xem "phim chưởng"!

Những lý do dẫn đến đánh nhau cũng lãng xẹc, khi một nhóm HS lớp 8, lớp 9 ở Hà Nội xử nhau chỉ vì nghĩ "bạn mình gọi điện vào máy di động chửi bậy" nên...đánh. Nạn nhân là Nguyễn Ngọc A.- 13 tuổi (HS lớp 8 Trường THCS Vân Hồ).

Đau lòng và đáng lên án hơn là việc HS Nguyễn Thị Hương T. lớp 12B Trường THPT dân lập Hữu Nghị (TP.Vinh, Nghệ An) đoạt được một huy chường (HC) vàng, hai HC bạc giải quốc gia và giải trẻ quốc gia về karatedo cũng tham gia đánh bạn dã man vào giữa tháng 9 vừa rồi.

Sẽ lại thêm, rồi tiếp diễn...


Nữ sinh Nghệ An bị đánh hội đồng

Sau mỗi đoạn clip được đưa lên mạng, ai cũng mong có giải pháp ngăn chặn triệt để nhưng xem ra chưa có thuốc chữa. Nhà báo Ngô Thiệu Phong nêu thực tế, những đoạn băng ghi hình cảnh HS đánh nhau được tung lên mạng đều quay bằng điện thoại di động. Đáng lưu ý là, HS dùng điện thoại để quay phim chứ không phải để báo cho thầy cô và người lớn.


"Bởi vậy, Điều lệ trường và nội quy mỗi trường nên có thêm các điều khoản bổ sung để theo kịp sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet" - ông Phong đề xuất.

Trước hiện tượng bạo lực học đường đã trở thành vấn đề nóng, báo động, đã có luồng ý kiến cho rằng đó là sự xuống cấp về đạo đức và đề nghị đuổi học những HS hư đó để môi trường giáo dục được yên bình.

Cũng có nhận định, các trường phổ thông quá mải "chạy" theo thành tích nên xao nhãng giáo dục nhân cách cho HS?

Trả lời phỏng vấn báo VietNamNet, luật sư Nguyễn Văn Tú chia sẻ, trước mỗi vụ bạo lực cụ thể chúng ta vẫn lúng túng trong việc lựa chọn hình thức và mức độ xử lý. Việc đình chỉ học tập đôi khi là mục đích của các cháu khi thực hiện hành vi bạo lực, đối với các cháu không muốn đi học. Và như vậy là chính nhà trường và chúng ta mắc vào bẫy mà các em đặt kế hoạch.

Vậy nên các nhà trường, gia đình và xã hội đều "bó tay"?

Trong số gần 1.600 vụ HS đánh nhau Bộ GD-ĐT "tóm" được thì có đến 735 HS bị buộc thôi học có thời hạn từ 3 ngày đến 1 năm; số còn lại nhận hình thức khiển trách và cảnh cáo. Tuy nhiên, không vì thế mà bạo lực học đường giảm.

N.Hiền

Bài 2: Cùng bốc thuốc trị bệnh "bạo lực học đường"