Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Phổ cập trung học cơ sở: nhiều bất ổn



TT - Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, đến hết tháng 6-2010 tất cả 63 tỉnh thành trong cả nước đều đạt chuẩn giáo dục THCS. Đây là một tin vui nhưng chúng ta cũng phải xem lại thành tích đó đã thực chất và đã đạt mục tiêu của cấp THCS chưa?
Theo tin và bài từ http://tuoitre.com.vn


Năm năm qua, bậc THCS giảm khoảng 1,5 triệu học sinh - Ảnh: NHƯ HÙNG - Đồ họa: NGỌC THÀNH



Nếu vì chạy theo thành tích, tô hồng kết quả mà không nhìn thấy những lỗ hổng, những góc khuất để kịp thời bổ sung sửa chữa ngay, tai hại sẽ lớn hơn.
Học sinh liên tục giảm
Mấy năm nay, Bộ GD-ĐT thường công bố tỉ lệ học sinh bỏ học giảm thông qua việc lấy số liệu của học kỳ I là không phản ánh đúng thực trạng. Thực tế, số học sinh bỏ học trong học kỳ I hằng năm rất nhỏ. Thậm chí nhiều cơ sở giáo dục tỉ lệ này là 0%. Tuy nhiên, số học sinh bỏ học sau Tết Nguyên đán và sau kỳ nghỉ hè mới thật sự đáng kể. Đó mới là tỉ lệ học sinh bỏ học trong một năm học. Việc đưa ra số liệu tỉ lệ học sinh bỏ học trong học kỳ I khoảng 0,5% mà bộ công bố có thể do chạy theo thành tích, cố tình bỏ qua tỉ lệ học sinh bỏ học cả năm.
Thế nhưng, thống kê chính thức của bộ đã làm “hở đuôi” tỉ lệ công bố không đúng này. Theo thống kê này, từ năm học 2004-2005 đến năm học 2009-2010, học sinh bậc THCS giảm liên tục. Chính xác là giảm khoảng 1,5 triệu học sinh trong khi dân số nước ta những năm qua tăng 1 triệu người/năm.
Thành tích ảo
Chất lượng của cấp THCS hiện nay chưa củng cố và phát triển được kết quả của giáo dục tiểu học, đồng thời chưa bảo đảm được chất lượng học lên THPT. Tình trạng sáng học lớp 6 chiều học lớp 1, lớp 2 còn ở không ít trường. Ông Nguyễn Hùng Việt, hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM, nhận định: “Ở cấp THCS thầy cô thường có xu hướng cố gắng dìu học sinh thi đậu vào lớp 10. Nhưng thực tế sau đó đã không đủ sức theo chương trình THPT”.
Bên cạnh đó, việc xét tuyển vào lớp 10 và thi tuyển có hai môn văn, toán đã dẫn đến tình trạng học lệch ở THCS. Nhiều giáo viên THPT cho rằng do xét tuyển và có nhiều nơi không thi vào lớp 10 nên khi học THPT kiến thức của học sinh bị hổng, rất khó dạy. Nhiều học sinh THCS đạt danh hiệu học sinh tiên tiến và có cả học sinh giỏi nhưng khi lên lớp 10 THPT học lực bị đuối rơi xuống hạng trung bình hoặc loại yếu.
Tại hội nghị sơ kết học kỳ I năm 2009-2010, ông Bùi Hùng Chiến - hiệu trưởng Trường THPT An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP.HCM - đã nhận định thành tích học tập ở THCS của nhiều học sinh “không khéo là ảo”. Hiệu trưởng nhiều trường THPT đều khẳng định phải xem xét lại cách đánh giá học lực của học sinh THCS.
Bất cập phân luồng
Lỗ hổng thứ ba của phổ cập THCS là việc hướng nghiệp phân luồng học sinh sau THCS chưa đạt yêu cầu. Hầu hết các trường THCS chỉ dạy chữ, chủ yếu là các môn thi vào THPT, còn bỏ ngỏ việc hướng nghiệp cho học sinh học nghề và chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống.
Bộ GD-ĐT đánh giá hằng năm chỉ có 20.000-25.000 học sinh tốt nghiệp THCS đi học trung cấp chuyên nghiệp, chiếm 10% quy mô đào tạo trung cấp. Đó là phần lớn học sinh có học lực kém, khó khăn về kinh tế, đi học nghề, trung cấp chuyên nghiệp là bất đắc dĩ. Theo số liệu điều tra dân số vừa qua, số người 15 tuổi chưa được đào tạo nghề là 86,7%. Ngành GD-ĐT đặt mục tiêu từ năm 2010-2020 phải thu hút 30% học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề và trung cấp chuyên nghiệp.
Phổ cập THCS là phổ cập một chất lượng nhất định theo mục tiêu đào tạo của Luật giáo dục mới có tác dụng đích thực nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực. Nếu chỉ đạt về tỉ lệ bằng cách “hợp lý hóa” báo cáo để kiểm tra công nhận đạt thành tích phổ cập như báo cáo của Vinashin vừa qua lỗ thành lãi thì cần phải chấn chỉnh ngay.
 TRẦN HỮU TRÙ
(nguyên chuyên viên cao cấp Bộ GD-ĐT)
Hậu quả “dây chuyền”
Chất lượng tuyển sinh vào ĐH, CĐ đang được đánh giá là thấp. Nhiều người cho rằng một trong những nguyên nhân chính là do chất lượng đầu vào bậc THPT đã thấp, thậm chí ở nhiều địa phương rất thấp. Điển hình như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tuyển sinh lớp 10 năm học 2009-2010 với 14.000 thí sinh thì có đến 2.000 điểm 0 môn toán, 5.000 thí sinh có điểm từ 0,25-2 điểm.
email
email
     
top
(5)
Bệnh kinh niên khó chữa?
Tôi đọc bài báo này mà lòng thấy băn khoăn. Bản thân tôi là một giáo viên trung học cơ sở đã và đang tham gia công tác PHỔ CẬP, thực tế tôi thấy ở đơn vị tôi đi điều tra học sinh, vận động đi học bổ túc thì nhiều nhưng có mấy em đi học đâu, hồ sơ học bạ gần như "làm ma" hết chủ yếu để báo cáo cấp trên thôi.... Đây là căn bệnh. Ở chỗ tôi học sinh bỏ học không phải gia điình không có điều kiện mà theo như học sinh nói trong lúc chúng tôi đi vận động là" HỌC LÀM GÌ CHO MỆT, HỌC HẾT CẤP 2, 3 RỒI CŨNG VỀ NHÀ LÀM RẪY THÔI" . Theo tôi công tác phổ cập chỉ nên đưa những em gia đình không có điều kiện cho các em đi học thôi, còn những em bỏ học vì không thích thì thôi.Bộ phải cải tiến lại nọi dung SGK làm sao gọn nhẹ, nội dung dễ hiểu học sinh thích học.....
NGUYỄN VĂN VINH
Hậu quả mang tính cố hữu và di truyền
Từ lâu bệnh thành tích nói chung đã ăn sâu vào ít nhất là hai thế hệ, trong đó có cả thế hệ đã và đang làm công tác quản lý giáo dục, thế hệ được hưởng thành quả giáo dục (những người đang công tác kể cả những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan quản lý có liên quan trong hệ thống chính trị). Đặc biệt là ở cấp địa phương, căn bệnh này nó trở thành hiện tượng tương tương như một qui luật của xã hội, vì thế theo quan điểm của tôi, bệnh thành tích nói chung, trong giáo dục noid riêng (ở tất cả các bậc học) trở thành cố hữu mang tính di truyền, nó có tính liên quan đến chiều sâu và cả chiều rộng trong xã hội, chúng ta chưa có hoặc chưa dám xây dựng hệ thống kiểm định (sát hạch) chất lượng thật của những người có bằng cấp mà họ đang sở hữu một cách thường xuyên và định kỳ.
ĐỖ HUỲNH NHƯ
Phản đối vấn đề chạy theo thành tích
Như nhiều vấn đề bất cập xảy ra trong giáo dục, thật ra ai là người chịu trách nhiệm cho những sai sót ấy. Khi đề cập đến thành tích hoặc sự tiến bộ, chúng ta luôn luôn thấy hết noi gương người này rồi đến người khác. Nhưng khi có sự cố xảy ra, chúng ta không hề có người đứng ra chịu trách nhiệm cho những chính sách mình đã đặt ra. Và nguyên nhân chính cho những vấn đề là ở đâu. Theo tôi bệnh thành tích đã ăn sâu vào tâm trí các cấp lãnh đạo chúng ta quá lâu và quá nặng. Bên trên thì đòi chỉ tiêu phổ cập, bên dưới lo "tính mưu" để làm sao hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Chúng ta cũng giống như một cỗ máy vậy cứ chạy và sau đó hậu quả để lại mọi người vờ như không biết, không ai có lỗi cả. Thật ra chúng ta phải đối diện với sự thật để giải quyết vấn đề chứ không nên ảo mộng những thành tích không có ý nghĩa gì kia.
Kể cả vấn đề học tiếng Anh của chúng ta nữa, tôi cảm thấy bức xúc vô cùng. Các thầy cô giáo tiểu học phải chạy đua để kiếm ra cái bằng tiếng anh về cho trường. Một người chưa từng học tiếng anh bao giờ bây giờ lại bắt học để có cái bằng như người ta. Tôi tự hỏi học vậy để làm gì, nói tiếng anh với ai trong môi trường đấy. Và quan trọng việc dạy và học tiếng anh của chúng ta quá bất cập. Người dạy nói không đúng người học học không thông. Tôi thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta phải làm cuộc cách mạng dạy và học tiếng anh đúng phương pháp có hiệu quả chứ không phải học như kiểu chạy theo "để hội nhập" như bây giờ.

NGUYEN THI NGOC MAI
Việc học tập để có cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính bản thân họ
Bây giờ, mọi áp lực về huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, chất lượng học tập, duy trì sỉ số của học sinh đều đổ lên vai của người giáo viên và nhà trường. Trong lúc đó, một số phụ huynh xem nhẹ việc học, học cũng chẳng để làm gì, học sinh có em không muốn học, có em quan niệm học vì cha, mẹ bắt ép, học để mẹ vui lòng. Quan niệm như thế thì làm sao học tốt được, dẫn đến học yếu-kém rồi chán nản và bỏ học.
Từ những vấn đề trên, tôi nghỉ rằng muốn làm tốt điều này: Địa phương phải có những cơ sở sản xuất chỉ ưu tiên tuyển những người lao động có tay nghề vào làm việc, mà muốn có tay nghề cao thì phải có trình độ học vấn nhất định; Làm sao cho dân ý thức được chỉ có việc học mới có cuộc sống hạnh phúc và lúc đó việc học là trở thành nhu cầu không thể thiếu của họ. Lúc đó việc huy động trẻ ra lớp, duy trì sỉ số và chất lượng học tập chắc chắn sẽ nâng lên đáng kể. Về phía Ngành Giaó dục, các trường chỉ tập trung dạy học cho tốt, đánh giá khách quan, chính xác; các cấp học không chạy theo chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào mà phải tuyển những học sinh đủ trình độ để tiếp tục theo học.

PHẠM QUANG THẠNH
Quýt làm cam chịu
Đầu tiên là các trường THPT phải tiếp nhận một số lượng học sinh từ THCS mà trình độ thậm chí thua tiểu học. Với chất lượng đầu vào như vậy cùng áp lực "chỉ tiêu" tiếp theo các trường trung cấp, cao đẳng và đại học phải tiếp nhận một số lượng sinh viên với chất lượng hỡi ơi. Theo nhận định của cá nhân tôi bệnh thành tích trong giáo dục đây đó hiện nay gây hậu quả còn nặng nề gấp không biết bao nhiêu lần so với VINASHIN. Đối với VINASHIN chúng ta chỉ mất tài sản còn đối với giáo dục chúng ta mất con người. Mà mất con người thì là mất hết tất cả.
NGUYỄN TIẾN DŨNG

VINASHIN của giáo dục:
Thật sự là những nhà giáo, chúng tôi cũng bức xúc...nhưng biết làm sao? Nếu không Phổ cập được thì người đau khổ nhất chính là Hiệu trưởng, người mệt nhọc nhất chính là giáo viên...Còn ban chỉ đạo cấp xy đã bán cái hẳn cho các trường rồi.
(Lời ban BT blog)




















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét